UBND HUYỆN TÁNH LINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS ĐỨC THUẬN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 10/KH-THCSĐT Đức Thuận, ngày 26 tháng 5 năm 2020
KẾ HOẠCH
Hành động phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2020 - 2025
trong nhà trường
-------------
Thực hiện Kế hoạch số 06/KH-PGDĐT ngày 09/3/2020 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Tánh Linh về việc hành động phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2020 – 2025 trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện; nhà trường xây dựng Kế hoạch thực hiện như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Phấn đấu 100% đoàn thể, lớp học tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức, năng lực, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm về phòng ngừa bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em đến toàn thể nhà giáo, nhân viên, học sinh trường; thực hiện các biện pháp hỗ trợ, can thiệp kịp thời khi phát hiện người học bị bạo lực học đường, bị xâm hại tình dục.
2. 100% học sinh được hướng dẫn, giáo dục kiến thức, kỹ năng sống và kỹ năng tự bảo vệ trước các hành vi bạo lực, xâm hại tình dục với nội dung phù hợp với lứa tuổi.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU
1. Truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kỹ năng về bảo vệ trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em cho nhà giáo, nhân viên và người học.
- Hướng dẫn cho cha mẹ kỹ năng bảo vệ trẻ em để thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi, quan niệm trong việc bảo vệ trẻ em.
- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em, tạo lập môi trường sống an toàn cho trẻ em.
- Xây dựng và thực hiện các chương trình, sản phẩm phục vụ công tác tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em.
2. Phòng ngừa bạo lực học đường; hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về nhận diện, phát hiện, thông báo, tố giác; tập huấn cho đội ngũ giáo viên về một số nội dung phòng, chống bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em nhằm giúp các em học sinh có kỹ năng bảo vệ bản thân khi gặp tình huống xảy ra; quảng bá Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111).
- Tích hợp nội dung giáo dục phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp đối với bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em vào kế hoạch giáo dục các môn như GDCD, sinh học, HĐNGLL; thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học.
- Nâng cao năng lực, phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về phòng, chống bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em.
- Hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục.
3. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức liên quan:
Phối hợp Chi Đoàn trường, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, Hội Chữ thập đỏ xã và các tổ chức xã hội. Nâng cao năng lực cho đội giáo viên chủ nhiệm, TPT làm công tác tư vấn tâm lý; xây dựng và thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trong trường hợp học sinh vị thành niên bị bạo lực, xâm hại tình dục.
4. Kiểm tra, thanh tra, đánh giá.
- Tự tổ chức kiểm tra và chấp hành cấp trên kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn an toàn, bảo vệ trẻ em đối với trường.
- Đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch phối hợp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em hàng tháng.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng
- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo triển khai hành động phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2020 – 2025 trong nhà trường.
- Tự tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em của trường.
- Tiến hành đánh giá tình hình thực hiện công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em của trường và tổng hợp báo cáo gửi các cơ quan quản lý.
2. Tổng phụ trách Đội và GVCN
TPT, GVCN tuyên truyền trong các tiết chào cờ, sinh hoạt lớp về các biện pháp bảo vệ trẻ em và phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ, tập trung vào các đối tượng HS có nguy cơ.
TPT, GVCN nắm bắt tình hình học sinh và gửi kết quả về Ban tư vấn tâm lý khi có trường hợp bị bạo lực, xâm hại hoặc nghi ngờ bị bạo lực, xâm hại; tiến hành xử lí và báo cáo nhà trường kịp thời.
3. Văn phòng, ban văn thể nhà trường
In ấn, niêm yết, gửi tài liệu, khẩu hiệu về tuyên truyền phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em tại trường và đến các đối tượng theo yêu cầu.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
- Ban tư vấn tâm lý;
- CB, GV, NV nhà trường;
- Lưu VT.
Phạm Danh Nhiệm